Lý do của vụ kiện này là người khởi kiện cho rằng người bị kiện đã thu hồi bằng tiến sĩ của mình không đúng quy định.
Cho rằng tiến sĩ "đạo văn", Bộ quyết định thu hồi bằng
Trước đó, tháng 6/2013, Bộ GD-ĐT nhận được đơn tố cáo về việc ông Hoàng Xuân Quế, tác giả luận án tiến sĩ bảo vệ năm 2003 với đề tài “Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ ở Việt Nam” đã “đạo văn” tới 30% dung lượng luận án tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế, Học viện Ngân hàng (với đề tài “Các giải pháp hoàn thiện việc cung ứng và kiểm soát khối lượng tiền lưu thông của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường”).
![]() |
Toàn cảnh phiên tòa hành chính xử vụ ông Hoàng Xuân Quế kiện Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Ảnh: Tuyến Phan/ Pháp luật TP.HCM |
Trong các đơn tố cáo ông Hoàng Xuân Quế “đạo văn” có đơn của GS.TS Nguyễn Văn Nam, cựu hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Ông Nam chính là chủ tịch Hội đồng phản biện luận án của ông Quế 10 năm về trước.
Nhận được đơn tố cáo, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xác minh.
Tới ngày 4/10/2013, Bộ GD-ĐT có kết luận nội dung tố cáo đối với ông Hoàng Xuân Quế, phó Viện trưởng Viện Tài chính Ngân hàng (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) về việc “đạo văn” trong luận án tiến sĩ được bảo vệ từ năm 2003. Cụ thể, ông Quế đã “sao chép lên đến 52,5/159 trang của luận án (khoảng 30,02%) từ luận án tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế (Học viện Ngân hàng)”.
Bên cạnh đó, các nội dung sao chép không có chú dẫn nguồn trích (trong luận án của ông Hoàng Xuân Quế, phần danh mục tài liệu tham khảo không có tên luận án của ông Mai Thanh Quế), việc sao chép không đúng quy định (không có dấu ngoặc kép cho phần sao chép nguyên văn)…
Mặc dù gặp những phản ứng dữ dội của nhóm nhà khoa học trong hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế năm 2003, nhưng lãnh đạo Bộ GD-ĐT vẫn ra quyết định thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế.
Đến chiều ngày 11/10/2013, ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đã ký quyết định số 4674 thu hồi bằng tiến sĩ đối với ông Hoàng Xuân Quế.
Không đồng tình với kết luận và quyết định thu hồi bằng tiến sĩ nói trên, cuối tháng 10/2013, ông Hoàng Xuân Quế đã làm đơn khởi kiện Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Tới tháng 12/2013, ông Hoàng Xuân Quế bị Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước hủy bỏ công nhận chức danh phó giáo sư…
Phiên tòa sơ thẩm đã một lần bị hoãn vào ngày 4/8/2014, do nguyên đơn vắng mặt. Trước khi phiên tòa diễn ra, ông Hoàng Xuân Quế đã có đơn gửi tòa TAND TP Hà Nội xin hoãn do ông Quế đang bị ốm phải điều trị trong bệnh viện. Sau khi hội ý, Hội đồng xét xử đã hoãn phiên tòa đến khi ông Quế khỏi bệnh đủ sức khỏe tham dự sẽ tiếp tục xét xử.
Viện kiểm sát đề nghị hủy quyết định của Bộ GD-ĐT
Tại phiên tòa diễn ra trong hai ngày 7 và 10/10/2016, Thứ trưởng Bùi Văn Ga, người được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ủy quyền, đã có đơn xin xét xử vắng mặt. Có hai luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho bộ trưởng Bộ GD-ĐT tại tòa.
Đơn kiện của ông Hoàng Xuân Quế gồm hai phần, phần thứ nhất đề nghị hủy quyết định số 4674 thu hồi bằng tiến sĩ đối với ông Hoàng Xuân Quế. Phần thứ hai yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên, tại phiên xử này, phía ông Quế trả lời chưa đề cập tới yêu cầu bồi thường trong vụ kiện này…
Sau hai ngày làm việc, cuối giờ chiều 10/10, đại diện Viện kiểm sát Nhân dân Thành phố Hà Nội khi đánh giá về vụ kiện hành chính này đã đề nghị xác minh lại một số nội dung và chấp nhận một phần đề nghị của nguyên đơn. Cụ thể là đại diện Viện kiểm sát đề nghị tòa hủy quyết định của Bộ GD-ĐT về việc thu hồi bằng tiến sĩ của ông Quế...
Chủ toạ sau đó thông báo do vụ án còn nhiều điểm “phức tạp”, hội đồng xét xử quyết định nghị án kéo dài. Dự kiến tòa sẽ tuyên án vào chiều ngày 17/10.
Ngân Anh
" alt=""/>Mở lại phiên tòa xét xử vụ tiến sĩ kiện Bộ trưởng Giáo dục![]() |
Tuấn Phương và bố ngày anh nhận danh hiệu NSƯT. |
Ông cho biết, nhiều ngày nay đã cùng con vượt qua bạo bệnh. “Tôi bây giờ rất sợ nghe điện thoại, nhất là những cú điện thoại về đêm, sợ lắm. Nhiều ngày nay tôi đều một mình chăm sóc con ở bệnh viện. Người lúc nào cũng đẫm mồ hôi vì một mình phải nâng con lên thay đồ, trong khi đó con tôi cũng nặng cân. Tối có người trông hộ, tôi về tranh thủ tắm, giặt giũ quần áo. Hôm qua, tôi mệt quá rồi vừa về nhà giặt xong quần áo ngả lưng một chút bệnh viện gọi vào. Thực sự giờ hoàn cảnh neo người và kinh tế nhưng cứu được con, giá nào tôi cũng chịu”, bố nam ca sĩ chia sẻ.
Bố ca sĩ Tuấn Phương cũng cho hay, các bác sĩ tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cũng nói tình hình bệnh tình của nam ca sĩ chắc chắn phải lâu dài và ông cũng đã xác định tinh thần.
Hôm qua, khi biết tin đồng nghiệp nằm viện nguy kịch, ca sĩ Minh Quân cùng nhiều ca sĩ như Nguyễn Ngọc Anh, Hiền Anh sao mai, Vũ Duy Khánh... đã viết lên trang cá nhân kêu gọi bạn bè đồng nghiệp chia sẻ và ủng hộ gia đình nam ca sĩ vượt qua thời điểm khó khăn. Sáng 4/8 chia sẻ với VietNamNet, ca sĩ Minh Quân cho biết rất đông anh em nghệ sĩ như Bằng Kiều, Tùng Dương, Minh Chuyên, Trà My, Thanh Tâm, Dương Hoàng Yến - Hà Anh, Đinh Thành Lê, Tố Nga, Việt Tú... và hiện tại số tiền ủng hộ nam ca sĩ đã được 80 triệu đồng.
Ca sĩ Minh Thu cũng chia sẻ với VietNamNet thông tin nhóm các ca sĩ Hà Nội là bạn hát phòng trà với Tuấn Phương từ thời sinh viên cũng ủng hộ âm thầm 30 triệu cho nam ca sĩ với mong muốn anh sớm vượt qua giai đoạn nguy kịch.
![]() |
Ca sĩ Tuấn Phương hiện đang lọc máu tại Bệnh viên Nhiệt đới Trung ương. |
Ca sĩ Tuấn Phương (tên đầy đủ là Nguyễn Tuấn Phương) sinh năm 1976 tại Hà Nội. Anh từng theo học khoa Thanh nhạc của trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội. Hiện nam ca sĩ công tác tại Nhà hát Nghệ thuật đương đại. Anh được trao danh hiệu NSƯT vào năm 2018.
Cách đây ít ngày, trên trang cá nhân, ca sĩ Tuấn Phương đăng tải hình anh nằm trong bệnh viện và nhận được sự quan tâm từ đồng nghiệp, bạn bè. Nằm viện, nam ca sĩ đã cảm thấy rất buồn và khuyên mọi người nên dành thời gian gần người thân nhất khi có thể.
Ngân An
Sau hơn 3 tháng nhập viện với căn bệnh viêm màng não, lao não, ca sĩ Tuấn Phương đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viên Nhiệt đới Trung ương. Hưởng dương 43 tuổi.
" alt=""/>Ca sĩ Tuấn Phương nguy kịch, phải lọc máuXiaomi cho biết doanh thu giảm 20% xuống 70,17 tỷ NDT (10,31 tỷ USD), mức giảm sâu hơn cả quý I. Thu nhập ròng giảm 67% còn 2,08 tỷ NDT. Cả doanh thu và lợi nhuận ròng đều thấp hơn dự báo của các nhà phân tích.
Chủ tịch Xiaomi Wang Xiang thừa nhận, “tại thị trường Trung Quốc, đại dịch bùng phát trở lại nên hệ quả là nhu cầu yếu kém”. Ông Wang bổ sung, chi phí xăng dầu, đầu vào tăng cao và lạm phát cũng ảnh hưởng đến doanh số ở nước ngoài. Lợi nhuận ròng giảm do áp lực giải phóng hàng tồn kho qua các kênh bán hàng và tiếp thị.
Chi tiêu của người dùng trong nước chưa thể phục hồi do các lệnh phong tỏa ở Thượng Hải và các thành phố khác trong nửa đầu năm nay. Dữ liệu tuần này cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng chậm bất ngờ trong tháng 7. Lĩnh vực smartphone bị thiệt hại nặng nề khi các lô hàng giảm 10% trong quý II, theo hãng nghiên cứu Canalys. Doanh số smartphone của Xiaomi giảm 29%. Smartphone đóng góp hơn một nửa doanh thu cho Xiaomi.
Năm 2021, Xiaomi chứng kiến doanh số tăng mạnh do lấy được thị phần từ Huawei, công ty đồng hương đang phải vật lộn với các lệnh cấm vận của Mỹ. Dù vậy, “niềm vui ngắn chẳng tày gang” và cổ phiếu Xiaomi giảm gần 40% từ đầu năm 2022 do kinh tế Trung Quốc tăng chậm và tăng trưởng ở nước ngoài suy yếu.
Tại Ấn Độ, thị trường quốc tế mạnh nhất của Xiaomi, công ty trở thành đối tượng điều tra của chính phủ. Cơ quan thuế Ấn Độ hồi tháng 4 tịch thu 725 triệu USD tài sản Xiaomi, tố cáo hãng điện thoại Trung Quốc chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài. Xiaomi phủ nhận mọi sai trái.
Thị trường smartphone trong và ngoài nước bão hòa khiến Xiaomi phải tìm các cơ hội mới. Đầu tháng này, Xiaomi cho biết bắt đầu thử nghiệm xe tự lái tại một số thành phố Trung Quốc.
Du Lam (Theo Reuters)
" alt=""/>Doanh thu Xiaomi giảm 20% vì Covid